Sao Mộc Bầu trời bên ngoài Trái Đất

Mặc dù chưa từng có bức ảnh nào chụp góc nhìn từ khí quyển Sao Mộc, nhưng các đồ hoạ thường cho rằng bầu trời trên hành tinh này có màu xanh dương dù mờ hơn bầu trời trên Trái Đất, vì ánh sáng Mặt Trời ở bầu trời Sao Mộc mờ gấp 27 lần, ít nhất là ở đỉnh phía trên khí quyển Sao Mộc. Các vành đai hẹp của hành tinh có thể thấy trông mờ nhạt từ các vĩ độ ở phía trên đường xích đạo. Đi sâu hơn vào khí quyển, Mặt Trời sẽ bị che khuất bởi những đám mây và sương mù đầy màu sắc riêng biệt, phổ biến nhất vẫn là màu xanh dương, nâu và đỏ. Mặc dù có rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân tạo ra màu sắc của các đám mây nhưng hiện tại vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng.[5] Nhìn từ Sao Mộc, Mặt Trời dường như chỉ nhỏ hơn một phần tư kích thước Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất.

Các vệ tinh tự nhiên của Sao Mộc khi nhìn từ Sao Mộc

Io, Europa và vành đai Sao Mộc khi nhìn từ Sao Mộc (góc nhìn mô phỏng).[6]

Ngoài Mặt Trời ra, thiên thể nổi bật nhất trên bầu trời Sao Mộc là bốn vệ tinh Galileo. Trong đó, Io là vệ tinh gần hành tinh nhất, sẽ lớn hơn một chút so với lúc trăng tròn trên bầu trời Trái Đất dù trông ít sáng hơn và sẽ là vệ tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời khi nhìn từ Sao Mộc. Độ sáng cao hơn của Europa sẽ không vượt quá khoảng cách lớn hơn giữa nó với Sao Mộc, vì thế nó sẽ không sáng hơn Io. Ganymede, vệ tinh Galileo thứ ba tính từ Sao Mộc và là vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc và cả Hệ Mặt Trời, sẽ sáng gần bằng Io và Europa nhưng chỉ có kích thước bằng một nửa Io. Callisto lại nằm xa hơn, sẽ chỉ có kích thước bằng một phần tư Io.[7]

Không có các đặc trưng bề mặt nào trên các vệ tinh của Sao Mộc hiện lên nổi bật như các biển Mặt Trăng khi nhìn từ Trái Đất. Các mảng tối và sáng sẽ hiện rõ trên bề mặt Io do màu sắc của lưu huỳnh phủ khắp Io và các ngọn núi lửa lớn nhất được xác định như các điểm tối, nhưng việc thiếu các đặc trưng lớn và tương phản dẫn đến quan sát nó kém hiệu quả. Tuy nhiên, Europa sẽ xuất hiện dưới dạng một đĩa trắng hoàn toàn không có đặc trưng nổi bật gì. Ngay cả khi nhìn gần, hầu hết các bức ảnh chụp từ tàu vũ trụ đều sử dụng tính năng tăng cường độ tương phản để hiển thị rõ ràng các vết nứt trên bề mặt băng giá của Europa. Các mảng sáng và tối mơ hồ sẽ hiện lên trên bề mặt Ganymede, trong khi Callisto ở quá xa để có thể tạo ra bất kỳ đặc trưng nổi bật nào.

Cả bốn vệ tinh Galileo đều nổi bật vì chúng chuyển động rất nhanh so với Mặt Trăng. Tất cả chúng đều đủ lớn để che khuất hoàn toàn Mặt Trời.[7]

Các vệ tinh nhỏ ở vòng trong của Sao Mộc chỉ xuất hiện dưới dạng các điểm giống như ngôi sao ngoại trừ Amalthea, đôi khi có kích thước biểu kiến lớn như Callisto. Tuy nhiên, tất cả chúng đều sáng hơn bất kỳ ngôi sao nào. Các vệ tinh vòng ngoài sẽ trở nên vô hình ngoại trừ Himalia, chúng chỉ xuất hiện dưới dạng một điểm mờ giống như ngôi sao khi nhìn bằng mắt thường trong những trường hợp thuận lợi.

Bầu trời trên các vệ tinh tự nhiên của Sao Mộc

Mặt Trời (phía trên bên trái) và Sao Mộc (giữa) nhìn từ Europa.

Không có vệ tinh tự nhiên nào của Sao Mộc có sự hiện diện của khí quyển, vì vậy bầu trời của chúng có màu đen hoặc gần như màu đen. Đối với quan sát viên đứng trên một trong các vệ tinh, đặc trưng nổi bật nhất của bầu trời cho đến nay là Sao Mộc.

Bởi vì các vệ tinh vòng trong quay đồng bộ quanh Sao Mộc nên hành tinh này hiện lên gần như cùng một vị trí trên bầu trời của chúng. Chẳng hạn, những quan sát viên đứng trên một mặt của các vệ tinh Galileo quay mặt khỏi Sao Mộc, sẽ không bao giờ nhìn thấy Sao Mộc.

Nhìn từ các vệ tinh của Sao Mộc, nhật thực do các vệ tinh Galileo gây ra sẽ rất ngoạn mục bởi quan sát viên sẽ nhìn thấy bóng hình tròn của vệ tinh đang bị che khuất di chuyển trên bề mặt Sao Mộc.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bầu trời bên ngoài Trái Đất http://www.badastronomy.com/bad/misc/hoagland/mars... https://web.archive.org/web/20040810170442/http://... http://humbabe.arc.nasa.gov/mgcm/faq/sky.html https://web.archive.org/web/20080922223310/http://... http://earthobservatory.nasa.gov/Newsroom/NewImage... http://lasp.colorado.edu/~bagenal/3720/CLASS17/17G... http://space.jpl.nasa.gov/cgi-bin/wspace?tbody=504... http://www.jthommes.com/Astro/JupiterShadowSeq.htm http://www.beugungsbild.de/huygens/povray/titan_re... https://science.nasa.gov/science-news/science-at-n...